HƯỚNG DẪN CHỌN THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU HÀN QUE
Hàn hồ quang tay hay còn gọi là hàn que sử dụng máy hàn que là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường là có vỏ bọc) và không sử dụng khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang, dịch chuyển que hàn, thay que hàn, v.v.) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay. Ở bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách lựa chọn thiết bị và vật liệu hàn que như thế nào.
I. Lựa chọn nguồn điện
Với nguồn điện hàn (máy hàn) có đường đặc tuyến thích hợp, việc lựa chọn công suất của nguồn phụ thuộc vào cỡ (đường kính) que hàn sẽ sử dụng. Máy hàn có cường độ dòng hàn 300- 350 A và chu kỳ tái 60% được coi là máy có cỡ tiêu chuẩn vì nó dùng được cho các que hàn có đường kính từ 1,6 -6,3 mm.
10 Bước tiết kiệm chi phí hàn
Hướng dẫn chọn máy hàn phù hợp
Một xưởng hàn sử dụng chủ yếu que hàn có đường kính 5 mm và 6,3 mm thì lại nên dùng nguồn điện hàn có cường độ dòng 400-450 A, trong khi đó, với công việc chủ yếu là hàn các tấm mong thì chỉ cần máy hàn có cỡ dòng 200 -250 A vì đường kính tối đa của que hàn trong trường hợp này chỉ thường là 3,15 mm hoặc 4 mm.
Nguồn điện hàn cho dòng một chiều lẫn xoay chiều đều có thể được sử dụng cho hàn hồ quang tay, Tuy nhiên, chỉ có nguồn một chiều là thích hợp cho hàn hầu hết kim loại và mọi loại que hàn. Do đó, việc lựa chọn nguồn một chiều hay xoay chiều cần dựa trên cơ sở kim loại sẽ hàn và loại que hàn sẽ sử dụng, ví dụ, thông qua chỉ dẫn của nhà sản xuất que hàn (ghi trên nhãn hộp đựng que hàn).
Trong khi lựa chọn nguồn hàn một chiều hay xoay chiều, cần cân nhắc các yếu tố sau:
1. Mọi loại que hàn đều dùng được trên máy một chiều, trong khi đó, khi hàn trên máy xoay chiều, một số loại que hàn kim loại màu và que hàn thép loại bazơ cho hồ quang không ổn định. Que hàn dùng trên máy xoay chiều thường phải chứa các chất gây ổn định hồ quang trong vỏ bọc.
2. Khi dùng que hàn đường kính nhỏ, máy một chiều có ưu thế hơn máy xoay chiều, cả về khả năng gây lẫn khả năng duy trì hồ quang.
3. Với mọi cỡ que hàn, máy một chiều giúp việc duy trì hồ quang ngắn dễ hơn là máy xoay chiều (trừ que hàn chứa bột sắt).
4. Hàn đứng và hàn trần tấm dày trên máy một chiều dễ hơn trên máy xoay chiều (vì cỏ thể duy trì hồ quang ốn định ở cường độ dòng hàn thấp).
5. Cực hàn đối với nguồn hàn xoay chiều không có vai trò quan trọng, vì dòng hàn đổi cực liên tục trong quá trình hàn. Với nguồn hàn một chiều, dùng cực thuận (que hàn nối với cực âm) để hản mọi loại thép (trừ que bazơ ít hydro), nhưng không dùng cho mọi kim loại màu,
Khi dùng cực thuận, nhiệt của hồ quang tập trung nhiều ở que hàn, do đó tốc độ chảy và tốc độ đắp cao hơn so với dùng cực nghịch, cho phép hàn nhanh han, làm cho vật hàn ít bị biến dạng.
Cực nghịch (que hàn nối với cực dương) được sử dụng cho hàn bằng que hàn bazơ ít hydro và cho. hàn hầu hết kim loại màu. Nó cho phép hàn ngấu tối đa. Do đó cực nghịch thích hợp cho hàn các đường hàn chân có tấm lót và cho hàn đứng lẫn hàn trần (hàn ngửa). Cũng cần lưu ý rằng khi hàn hồ quang bằng điện cực vonfram trong môi trường khí trơ, vai trò cùa cực hàn không giống như vậy (không có ảnh hưởng của các ion kim loại và chất tạo xỉ trong hồ quang). Khi hàn hồ quang bằng điện cực vonfram trong môi trường khí trơ và hàn bằng điện cực không nóng cháy nói chung, 2/3 lượng nhiệt của hồ quang được tạo ra trên cực dương và 1/3 trên cực âm. Do đó người ta ưu tiên hàn bằng cực thuận để tránh nung quá mức điện cực và để đạt được mức độ hàn ngấu lớn.
6. Nguồn hàn một chiều gắn liền với hiện tượng thổi lệch hồ quang, đặc biệt tại các góc, gần chỗ cuối đường hàn, hoặc tại các kết cấu có nhiều chi tiết nối với nhau, đặc biệt khi gá lắp kém. Cường độ dòng hàn lớn cũng dễ gây lệch hồ quang. Nguồn hàn xoay chiều không gây ra sự thổi lệch hồ quang.
7. Sự giảm điện áp hàn khi dùng dây cáp hàn dài là vấn đề đáng quan tâm khi hàn bằng nguồn hàn một chiều lẫn xoay chiều. Cáp hàn quá dài có thể làm nguồn quá tải và làm yếu hồ quang. Nên dùng nguồn hàn xoay chiều tại nơi eó khoảng cách đáng kể giữa nguồn hàn và chỗ hàn (ví dụ ở xưởng đóng tàu). Nhưng không được để cáp hàn bị cuộn lại quá mức, vì do cảm ứng có thể làm giảm công suất của nguồn và làm biến áp hàn bị quá tải. Trong mọi trường hợp, nên giữ cho chiều dài cáp hàn là tối thiểu cho từng công việc hàn cụ thể.
8. Với hàn tấm mỏng, nguồn hàn một chiều có ưu thế hơn so với nguồn xoay chiều. Dòng một chiều cực thuận cho phép giảm đến mửc tối thiểu hiện tượng cháy thủng tấm, nhờ chiều sâu ngấu nhở.
II. Trang bị hàn phụ trợ
Hàn hồ quang tay đòi hỏi có một số trang bị phụ trợ, trong đó một số là phần không thể thiếu được của mạch điện hàn, và một số khác được đùng vì lý do an toàn cho thợ hàn. Một bộ trang bị phụ trợ tiêu chuẩn đì theo nguồn điện hàn bao gồm:
• Một đôi đây cáp hàn (3m x 2).
• Một kìm hàn có tay cầm cách điện và cách nhiệt.
• Một chiếc kẹp nối với dây nguội (kẹp mát) đế đấu nối vào vật hàn.
• Một búa gõ xỉ và một bàn chải sắt.
• Một mặt nạ hàn (cầm tay hoặc đội đầu) kèm theo kính màu.
Ngoài ra, thợ hàn còn phải có trang phục bảo hộ lao động khi làm việc, gồm: quần áo bảo hộ bằng vải bạt dày, găng tay da, tạp dề da để chống lạị nhiệt của hồ quang, kim loại và xỉ bắn tóe. Thợ hàn cũng cần đến mũ bảo hộ, tấm che vai, che chân bằng da hoặc các loại vật liệu chịu lửa khác khi làm việc ở tư thế hàn trần.
Kìm hàn
Kìm hàn dùng để kẹp chặt que hàn và cung cấp dòng điện hàn cho nó. Có hai loại kìm hàn: cách điện một phần và cách điện toàn phần.
– Loại thứ nhất- cách điện một phần chỉ có tay cầm được cách điện, giúp cho tay người thợ hàn không tiếp xúc với mạch điện. Khi sử dụng loại này cần chú ý không cho kìm tiếp xúc với vật hàn vì có thể gây đánh lửa.
– Loại thứ hai- cách điện toàn phần có thể đặt hoặc để cho tiếp xúc một cách an toàn ở mọi nơi vì cả tay cầm lẫn má kẹp của nó đều được cách điện hoàn toàn.
Kìm hàn có cách điện và kẹp mát
Kìm hàn có thiết kế thích hợp là kìm hàn nhẹ, giữ chắc chắn que hàn, kẹp và nhả que hàn một cách dễ dàng và chống được nung nóng quá mức khi sử dụng liên tục. Kìm hàn có các cỡ khác nhau, tùy theo khả năng truyền dòng điện hàn của chúng; dòng hàn càng lớn thì khôi lượng của kìm hàn cũng tăng. Má của kìm hàn phải ở tình trạng tốt để bảo đảm tiếp xúc điện tốt với lõi que hàn (tránh tổn thất nhiệt). Kìm hàn cũng phải được nối chắc chắn vào dây cáp hàn để bảo đảm tiếp xúc điện tốt, tránh tổn thất nhiệt. Không bao giờ được nhúng kìm hàn vào nước để làm mát.
Kẹp mát
Kẹp mát nối dây nguội vào vật hàn là một trang bị phụ trợ quan trọng, giúp giữ cho hồ quang ổn định và lượng nhiệt hàn cần thiết. Kẹp mát phải đễ tháo lắp, tạo tiếp xúc điện tốt, chắc chắn và bền vững kể cả trong hoàn cảnh sử dụng khấc nghiệt.
Cặp dây cáp hàn
Giắc cắm nhanh cáp hàn
Dây cáp hàn truyền dòng điện hàn trong mạch hàn. Cặp dây cáp hàn gồm nhiều bó dây đồng hoặc nhôm nhở được bọc trong vỏ bọc chắc chắn bằng sợi đan và cao su. Chúng rất mềm. Chiều dài cáp hàn tính từ kìm hàn không dưới 3 m. Để tránh sụt giảm mạnh điện áp hàn, chiều dài cáp hàn tính theo khoảng cách từ nguồn điện hàn đến chỗ hàn không được vượt quá 30-40 m. Khi cần nối cáp hàn với nhau cho đủ chiều dài cần thiết, người ta sử dụng các khớp nối đặc biệt.
Dây cáp hàn phải có kích thước thích hợp cho công việc hàn, tùy thuộc vào công suất nguồn hàn và khoảng cách từ nguồn đến chỗ cần hàn. Việc chọn kích thước cáp hàn nên theo chỉ đẫn của nhà chế tạo nguồn điện hàn.
Mặt nạ hàn
Công việc hàn hồ quang đòi hỏi người thợ hàn sử dụng mặt nạ hàn cầm tay hoặc đội đầu (mũ hàn). Mũ hàn có trục quay cho phép đẩy mặt nạ lên xuống, giúp người thợ hàn gõ xỉ và kiểm tra mối hàn giữa các lân hàn. Công dụng của mặt nạ hàn là bảo vệ mặt, đâu và măt người thợ hàn khỏi bức xạ, nhiệt và kim loại hoặc xỉ bắn tóe.
Kính màu (kính lọc) phía trước mặt nạ hàn có tác dụng bảo vệ mắt chống ánh sáng chói lòa, và đặc biệt đối với tia hồng ngoại và tử ngoại của hồ quang.
Cấu tạo mũ hàn
Phía trước kính lọc còn có một tấm kính trắng trong suốt để báo vệ tấm kính lọc. Gần đây, kính tự đổi màu (dùng dòng điện của pin gắn kèm hoặc không dùng pin) còn được sử dụng cho công việc hàn hồ quang, tuy nhiên giá thành của chúng rất cao nên chưa phổ biến.
Búa gõ xỉ và bàn chải sắt
Người thợ hàn cần có búa gõ xỉ để loại bỏ xỉ bám trên đường hàn trước khi hàn đường tiếp theo, nhằm tránh lẫn xỉ trong mối hàn. Búa gõ xỉ được làm bằng thép cứng và có hai đầu, một đầu vát mép bằng, đầu còn lại vát mũi nhọn để gõ xỉ tại các góc. Sau khi gõ xì, bàn chải sắt được sử dụng để loại bỏ các dấu vết còn lại của xỉ. Bàn chải sát cũng được dùng đe cạo gỉ và chât bấn khỏi bề mặt vật hàn trước khi hàn.
Với những hướng dẫn chi tiết trên chúng tôi tin rằng các bạn sẽ chọn được cho mình các loại phụ kiện hàn que tốt nhất thích hợp nhất cho mục đích công việc của bạn. Khi cần tư vấn về kỹ thuật và các phương pháp về hàn cắt hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể để giúp các bạn chọn lựa cho mình 1 sản phẩm đạt chuẩn kỹ thuật cùng với đó là giá cả hợp lý.